Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng không phải ai cũng biết những con số trên thẻ tín dụng có ý nghĩa là gì. Để hiểu được ý nghĩa của các con số trên thẻ tín dụng, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
1. Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng là một thẻ dùng trong thanh toán rất phổ biến hiện nay cho phép người dùng sử dụng với hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau. Khi đăng ký mở thẻ, khách hàng sẽ được cung cấp một hạn mức tín dụng nhất định dựa trên sự uy tín và khả năng chi trả của khách hàng. Bạn có thể sử dụng thẻ này để thanh toán các hóa đơn mua sắm, mua hàng trực tuyến, vay tiền bằng thẻ tín dụng hoặc rút tiền tại cây ATM trong trường hợp cần tiền mặt gấp. Sử dụng thẻ tín dụng, bạn còn được hưởng rất nhiều ưu đãi, hoàn tiền từ các đối tác của ngân hàng đồng thời được tích điểm để đổi lại những phần quà hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn chỉ được chi tiêu trước trong một hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã phê duyệt cho bạn, sau đó thanh toán lại tổng số tiền đã chi tiêu đúng hạn cho ngân hàng.
2. Ý nghĩa những con số trên thẻ tín dụng
Không phải ngẫu nhiên mà thẻ tín dụng xuất hiện nhiều số như vậy. Những con số có trên thẻ tín dụng đều mang những ý nghĩa riêng, chúng được phân chia thành từng cụm và được đặt theo những quy tắc nhất định.
Chữ số đầu tiên biểu thị cho: Tên nhà phát hành thẻ
Nếu chữ số đầu tiên của dãy số là số 3 đồng nghĩa với việc thẻ là của American Express Card phát hành, số 4 do Visa Card phát hành, số 5 do Master Card phát hành và cuối cùng thẻ do Discover Card phát hành trong trường hợp số đứng đầu là số 6.
Cụ thể hơn như sau:
- Các hãng hàng không: số 1 và 2.
- Các hãng du lịch hoặc giải trí: số 3.
- Các ngân hàng và tổ chức tài chính: số 4 và 5.
- Các ngân hàng và các thương gia: số 6.
- Các công ty dầu khí: số 7.
- Các công ty viễn thông: số 8.
- Nhà nước: số 9.
3 chữ số tiếp theo đại diện cho: Tên ID ngân hàng phát hành thẻ
Sau chữ số đầu tiên biểu thị cho đơn vị phát hành thẻ là 3 chữ số được sử dụng để đại diện cho tên ID của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng.
- 3731 xxxx xxxx xxxx – AmEx Green (American Express).
- 4013 xxxx xxxx xxxx – Citibank (Visa).
- 5100 xxxx xxxx xxxx – Western States Bankcard Association (Master).
- 6013 xxxx xxxx xxxx – MBNA (Discover).
9 chữ số tiếp theo là số chỉ: Số tài khoản ngân hàng
Dãy số biểu thị cho số tài khoản của khách hàng chính là 9 chữ số tiếp theo nằm trên thẻ tín dụng.
Chữ số cuối cùng là: Checksum
Số cuối cùng trong dãy số hay còn được gọi là Checksum, đây là chữ số dùng để kiểm tra tính chính xác của thẻ tín dụng. Chúng ta có thể kiểm tra bằng cách dùng thuật toán Luhn.
3. Quy luật của số thẻ tín dụng
Có một quy luật giúp chúng ta kiểm tra tính chính xác của thẻ là thuật toán Luhn. Chữ số cuối cùng là chữ số được dùng để kiểm tra checksum bằng thuật toán Luhn.
Vậy thuật toán Luhn là gì? Đây là thuật toán được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của thẻ tín dụng, ngoài ra thuật toán này còn được sử dụng để kiểm tra số IMEI điện thoại…
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thực hiện thuật toán này như sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các chữ số có trong số thẻ tín dụng của bạn. Thực hiện đếm theo thứ tự lần lượt từ phải sang trái và giữ nguyên các số có thứ tự lẻ 1, 3, 5…
Bước 2: Nhân đối tất cả các số có thứ tự chẵn 2, 4, 6… đồng thời thay thế chúng bằng chính kết quả nhân đôi vừa tính được.
Bước 3: Cộng tất cả các chữ số lại, nếu kết quả thu được chia hết cho 10 thì số thẻ được coi là hợp lệ.
4. Vai trò của số thẻ tín dụng
Số thẻ tín dụng có 3 vai trò cơ bản:
Đầu tiên là chuyển khoản thẻ tín dụng. Ngoài việc chuyển hay nhận tiền qua số tài khoản, bạn cũng có thể thực hiện tương tự đối với số thẻ tín dụng thông qua ATM, Mobile Banking hay Internet Banking.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng số thẻ tín dụng để thực hiện tra cứu số dư nợ của thẻ. Bạn có thể gọi điện đến tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ và cung cấp số tài khoản thẻ và một số thông tin xác nhận, bạn sẽ nhận được thông tin về số dư nợ của mình.
Cuối cùng, bạn có thể thực hiện thanh toán bằng số thẻ tín dụng thay cho mã PIN. Trong trường hợp bạn muốn thanh toán online, bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ và số CVV/CVC. Khi có số CVV/CVC rồi bạn sẽ không cần dùng đến mã PIN nữa. Hình thức này vô cùng tiện lợi nhưng kèm theo đó là nguy cơ bị mất tiền trong thẻ nếu vô tình để lộ dãy số trên.
5. Mã CVV/CVC của thẻ tín dụng
Phía sau mặt thẻ còn có 3 con số cuối (còn gọi là mã CSC). 3 con số trong bảo mật thẻ. CVV, CVC và CID gọi chung bằng CSC.
- Mã CVC (Card Validation Code) được sử dụng để xác minh thẻ Mastercard.
- Mã CID (Card Identification Number) mã xác minh thẻ tín dụng American Express.
- Mã CVV (Card Verification Value) mã xác minh thẻ Visa.
Mã CVV/CVC là mã bảo mật thẻ thanh toán quốc tế. Khi bạn thực hiện thanh toán hay mua sắm trực tuyến, bạn sẽ cần sử dụng mã này thay cho mã PIN. Chính vì vậy nếu bạn để lộ mã CVC/CVV, bạn sẽ có nguy cơ bị mất tiền trong thẻ, bị đánh cắp thông tin và vô tình tiếp tay cho kẻ xấu có thể lợi dụng để thực hiện những giao dịch phi pháp, gian lận.
6. Những cách bảo mật thẻ tín dụng an toàn
Để tránh bị đánh cắp tiền trong thẻ trong những trường hợp không may mắn, chúng ta cần giữ bảo mật số thẻ tín dụng. Các cách để giữ bảo mật:
- Xóa mã CVV/CVC trên thẻ tín dụng.
- Ký vào mặt sau của thẻ.
- Chỉ dùng thẻ tín dụng tại những trang web có độ bảo mật cao.
- Quẹt thẻ tại các cửa hàng lớn và uy tín, luôn trực tiếp có mặt khi giao dịch diễn ra để đảm bảo an toàn.
- Không cho người khác mượn thẻ.
- Hủy thẻ tín dụng ngay sau khi mất tại ngân hàng theo hướng dẫn như cách hủy thẻ tín dụng Citibank, hủy thẻ tín dụng HSBC,…
Để lại một bình luận